Trong những tháng qua đồng bào hải ngoại có tin đồn một nhà tu quốc doanh gây sóng gió tại Hải Ngoại – Thích Nhật Từ – ông là ai?
Nguồn Gốc Sư Quốc Doanh Thích Nhật Từ
I – Quảng đời niên thiếu của cậu bé Trần Ngọc Thảo (Thích Nhật Từ): Khi miền Nam lọt vào tay quân xâm lược CS, cậu bé Trần Ngọc Thảo, sinh tại Saigon, mới 6 tuổi. Nói rõ hơn, tên khai sanh là Trần Ngọc Thảo, sinh ngày 1 tháng 4 năm 1969 tại Saigon, Nhằm ngày Rằm tháng Hai năm Kỷ Dậu Âm Lịch.
Thích Nhật Từ Sư Quốc Doanh Cán Bộ Tôn Giáo Vận CSVN, nụ cười đầy bí ẩn |
Cha là đảng viên đảng CSVN chuyển công tác sang Mặt Trận Tổ Quốc, cu Thảo đã được uốn nắn để trở thành một cán bộ đặc tình tôn giáo từ thuở mới cắp sách đến trường, với khăn quàng đỏ, thường xuyên đạt danh hiệu cháu ngoan, học sinh thi đua, dũng sĩ kế hoạch nhỏ v.v…. Trần Ngọc Thảo theo học phổ thông bình thường đến năm 1982 (vừa thành lập giáo hội quốc doanh) thì quy y rồi xuất gia năm 1984, pháp danh Nhật Từ, chuyển hộ khẩu sang chùa, và vẫn tiếp tục đi học trường cũ. Gia đình chọn chùa Giác Ngộ, số 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, Saigon,cho gần nhà. Chùa Giác Ngộ thuộc hệ thống quốc doanh Trụ trì chùa Giác Ngộ là sư Thiện Huệ. Đến năm 1988, Nhật Từ thọ giới tỳ kheo và sư Thiện Huệ được giáo hội Phật giáo quốc doanh tấn phong hòa thượng. Bốn năm sau, với bằng cử nhân Anh Văn của trường Sư Phạm VC tại Saigon, VC điều sư Thiện Huệ về trung ương và “bổ nhiệm” Nhật Từ làm trụ trì chùa Giác Ngộ…lúc mới 23 tuổi…
Kế hoạch biến Nhật Từ thành một cán bộ đặc tình bắt đầu xúc tiến mạnh mẽ. Với tư cách trụ trì, Nhật Từ đã được gọi đi “tập huấn” nhiều khóa huấn luyện đặc biệt. Phong trào chức vụ phải có bằng cấp, giám đốc cơ quan xí nghiệp phải có học vị từ phó tiến sĩ trở lên, đã khiến hiện tượng bằng giả lan tràn. Không thoát ra ngoài chỉ thị đảng, Nhật Từ được đưa sang Ấn Độ học cao học và tiến sĩ thần học vào năm 1994, tức 2 năm sau khi lên nắm chức trụ trì. Trong chúng ta, hẵn ai cũng biết rằng, đối với VC, tất cả mọi người nắm chức vụ, học vị đều phải có ” lý lịch” phù hợp. Năm 2002, Nhật Từ về nước với bằng Tiến Sĩ.
II- Dưới đây là những chức vụ mà Nhật Từ đã và đang nắm, chứng tỏ y là một cán bộ “tầm cỡ” trong ngành đặc tình Phật giáo của cộng đảng:
1. Trước khi đi học Ấn Độ: - Trưởng Bộ môn Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Saigon. - Phó thư ký Hội đồng điều hành, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Saigon. - Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. - Thành viên Ban biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam. - Giám đốc, hội Đạo Phật Ngày Nay.
2. Sau khi từ Ấn Độ về: - Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN. - Ủy viên Ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Saigon. - Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo Saigon
3. Ngay sau đó Nhật Từ lập phương án dịch Kinh Đại Tạng, thỉnh Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ đứng chủ trì. Qua sự ưng thuận của 2 “biến tướng Bát Chánh Đạo” này, một tổ chức mang tên “Hỗ Trợ Dịch Đại Tạng Kinh” được thành hình qua sự vận động du thuyết ráo riết của sư Nguyên Siêu, trụ trì chùa Phật Đà ở San Diego, Nam Calfornia với sự tích cực yểm trợ tài chánh của Tổng Hội Cư Sĩ (Huỳnh Tấn Lê) và chủ tịch hội cư sĩ Orange County và hội cư sĩ San Diego do hai tu xuất Nguyên Lượng và Đức Hạnh chủ chốt. Các tay này đã liên tục gây quỹ yểm trợ suốt 3 năm liền, cho bè nhóm Trí Siêu, Tuệ Sỹ, Nhật Từ thả cửa xài phí.
III – Vươn vòi bạch tuột ra hải ngoại.
Thích Nhật Từ đang đàm đạo với phái nữ |
1- Năm 2002, khi sắp trở về nước phục vụ cho cộng đảng, Nhật Từ tình cờ làm quen được sư Chơn Thành, trụ trì chùa Liên Hoa đường Bixby, thành phố Garden Grove, Nam California, đang hành hương chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ. Sư Chơn Thành sau này là một trợ thủ đắc lực cho Nhật Từ tung hoành khắp nước Mỹ. Sư Chơn Thành tu học tại Nhật Bổn trước 75. Nhắc đến sư Chơn Thành, Phật tử vùng Houston, Texas, hẵn không quên sư Chơn Lễ, cũng tu học tại Nhật, hiện trú xứ tại trung tâm Phật giáo chùa VN, Houston Texas, đã tiếm danh Văn Phòng 2-VHĐ, nhảy ra nhận bằng vinh danh nhị vị Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ do dân biểu Nick Lampson trao tặng hôm 10 tháng 5 năm 2008.
2- Khi về nước, với 2 tấm bằng Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997), Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2002), VC bố trí cho Nhật Từ đi giảng dạy các tỉnh như Bà Rịa, Vũng tàu, Cần Thơ v.v…và mở lớp giảng huấn tại chùa Giác Ngộ. Đảng đã trù tính sẵn mọi việc, cho sửa sang khang trang rộng rãi chùa Giác Ngộ trong thời gian Nhật Từ đi học Ấn Độ. Song song vào đó, đảng giới thiệu Nhật Từ cho sư Minh Châu và giáo sư tiến sĩ thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát để không bao lâu sau, sư Nhật Từ được cất nhắc lên Phó viện trưởng Phật Học Viện Nam Việt ở Phú Nhuận do sư Minh Châu làm viện trưởng và Lê Mạnh Thát làm phó viện trưởng thường trực. Vai trò của Nhật Từ nắm giữ tại đây là vai trò của đảng tức là bí thư của viện. Minh Châu và Mạnh Thát chỉ là hai con bù nhìn, thực hiện các quyết định của Nhật Từ. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì sư Minh Châu và Lê Mạnh Thát đã từng có chân trong GHPGVNTN, trong lúc Nhật Từ (sinh 1969) thì hoàn toàn trong sáng về lý lịch, gốc gác.
3 – Lợi dụng tiếng tăm sẵn có của sư Minh Châu và Lê Mạnh Thát, Nhật Từ được đảng giao vai trò “triển khai NQ 36″ tại hải ngoại. Năm 2004, do sư Chơn Thành chùa Liên Hoa đường Bixby thành phố Garden Grove, Nam Cali, bảo lãnh, Nhật Từ đặt bước chân đầu tiên qua Mỹ, trú xứ Chùa Liên Hoa. Sau đó sư Chơn Thành giới thiệu với sư Chơn Lễ để Nhật Từ qua Texas trú xứ giảng “pháp” tại Houston, Texas. Thời cụ Ngiêm Xuân Hồng còn tại thế, nhóm đạo tràng Liên Hoa không mời Nhật Từ giảng pháp thoại. Sau khi cụ Hồng mất đi, cựu trung tá pháo binh Quân Đoàn 2 QLVNCH Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, với tư cách hướng dẫn đạo tràng, đã “bố trí” với sự tiếp tay của sư Chơn Thành, tổ chức pháp thoại hàng tuần tại chùa Liên Hoa. Sau này, cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, với sự trợ lực của Huỳnh Tấn Lê, chủ tịch điều hành tổng hội cư sĩ, vận động thành lập nhóm Phật học Đuốc Tuệ, chuyên dành cho Nhật Từ các buổi pháp thoại tại thính đường trường McGavin, đường Bishop, gần Phước Lộc Thọ. Các buổi pháp thoại này được phát thanh lại trên chương trình phát thanh Tiếng Nói Hương Sen của tổng hội cư sĩ. Ngoai ra, nhóm Đuốc Tuệ còn thực hiện CD và VCD của Nhật Từ để ấn tống (phát không).
4- Khi Nhật Từ manh nha ý định lên nắm chức trụ trì chùa Giác Ngộ, y ta đã vận động để “tiếp cận” với Minh Châu và Mạnh Thát. Chính hai “quái danh” này đã móc nối y với nhóm Thân Hữu Già Lam và Về Nguồn để yểm trợ tận lực mưu đồ chia rẽ Phật Giáo hải ngoại hầu tiến đến việc xóa sổ GHPGVNTN một cách êm thắm, vì 32 năm qua, đảng đã thất bại trước sự chịu đựng kiên cường của hàng chư tôn Giáo Phẩm GHPGVNTN, lãnh đạo bởi nhị vị Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ. Chính Nhật Từ đã cùng sư Trí Quảng vận động đảng cho treo cờ PG thế giới mà không cần sửa đổi Hiến Chương PG quốc doanh. Nội điểm này thôi, cũng đủ “dụ dỗ” một số tăng ni hải ngoại, tin rằng cộng đảng cởi mở tôn giáo.
5- Thành công lớn nhất của Nhật Từ là dáng dấp thư sinh, ăn nói mềm mỏng, khiến vô số người lầm tin, về VN đọc tham luận trước hội nghị khoa học do thành hội PG quốc doanh tổ chức với đề tài “Phật Giáo trong Thế Kỷ Mới: Cơ Hội và Thách Thức” vào hai ngày 15-16 tháng 7 năm 2006, tại Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.. Với thơ mời do Lê Mạnh Thát ký, Nhật Từ đi tiếp xúc với nhiều nhân vật tăng tục khoa bảng, về Saigon cùng ngồi hội thảo dưới hình Hồ mỉm cười.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét