Thiền sư Lê Mạnh Thát là ai?


Lê Mạnh Thát là ai?
(Không phải “vai trò của Trần Nhân Tông”, mà là vai trò của Lê Mạnh Thát!)

 
Theo BBC, tiếng Việt, ngày thứ hai, 8/10/2012, đã đăng một bài phỏng vấn Lê Mạnh Thát: “Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải”.
 

Đọc qua, ai cũng nhận thấy, thực ra, không phải “vai trò của Trần Nhân Tông” mà là vai trò của Lê Mạnh Thát và hòa giải. Qua đó, Lê Mạnh Thát đã cho biết đã viết sách, đã được in tại trong nước, như báo “Thanh Niên nói đó là một trong 10 quyển bán chạy nhất Việt Nam”. Lê Mạnh Thát cũng cho biết:

“Năm 1980 tôi ra Hà Nội, đường Trần Nhân Tông khúc ở phố Huế chỉ dài một đoạn, khoảng mấy chục mét. Rồi đến năm 1999 tôi ra thăm lại Hà Nội, đường này dài hơn cả cây số, rất đẹp”.

 

Năm 1980,  Lê Mạnh Thát đã ra Hà Nội… vậy thì, sau 1975, các báo chí đã đưa tin “Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã bị Việt cộng kết án án từ tử hình, chung thân, rồi 20 năm tù ở”, thì hóa ra, chỉ là những màn lừa bịp, do chính Việt cộng và Lê Mạnh Thát đã tung ra, để  đánh bóng cho bộ mặt của Lê Mạnh Thát, trước khi cho Lê Mạnh Thát công khai ra mặt như hiện nay.

 

Cũng qua cuộc “phỏng vấn” này, Lê Mạnh Thát đã nói:

“Vấn đề là chúng ta đánh thắng giặc rồi, thì bây giờ chúng ta xây dựng. Xây dựng thì chúng ta đoàn kết với nhau. Vấn đề này, ngay từ đầu, ngay sau năm 1975, chúng tôi đã đề cập với Đảng và Nhà nước Việt Nam”.


Việt gian "Thiền sư" Lê Mạnh Thát

Với câu nói như trên, thì đã quá rõ ràng:  Lê Mạnh Thát đã khẳng quyết, đảng Cộng sản Bắc Việt đã “thắng giặc rồi”. Có nghĩa là theo quan điểm và chỗ đứng của Lê Mạnh Thát thì, cả hai Chính phủ của nước Việt Nam Công Hòa, cũng như Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đều là “giặc” hết.

 

Lê Mạnh Thát cũng đã gian manh, khi đem chuyện của vua Trần Nhân Tông  để đặt ngang bằng với đảng Cộng sản Việt Nam. Vì chuyện nầy, nếu đem phân tích, thì chắc chắn phải rất dài dòng, nên ở đây, tôi chỉ xin tất cả những người đã và đang đấu tranh cho dân chủ, tự do của toàn dân tộc, thì đều phải suy xét cho đến tận cùng về những gì mà Lê Mạnh Thát đã nói, chứ không nên thờ ơ, mà vội vàng cho là Lê Mạnh Thát “có lý”, rồi cũng vội vàng mà ủng hộ giải pháp “hòa giải” theo “vai trò” của Lê Mạnh Thát. Và mọi người cũng phải cần biết: Thực ra chính Lê Mạnh Thát, đệ tử ruột của tên Việt cộng đội lốt thày tu, Thích Trí Quang, mới là kẻ đóng vai trò ngụy hòa giải, để lừa gạt những con cá đang lờ đờ muốn chui vào một cái lờ vĩ đại nhất, để rồi sau đó, có muốn “bơi” trở ra, thì cũng không bao giờ chui qua khỏi cái cổ của cái lờ ác nghiệt kia nữa, mà phải chịu chết mà thôi.

 

Lê Mạnh Thát, cần phải biết, cách xử thế của vua Trần Nhân Tông ngày xưa, đối với những người chống lại nhà triều đình nhà Trần, không bao giờ được đem để áp dụng đối với Dân, Quân, Cán, Chính của nước Việt Nam Cộng Hòa, là những người đã từng chiến đấu để bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào trước đội quân xâm lăng của đảng Cộng sản, là cái đảng cầm quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; và bởi vì ngày xưa, thời đại của vua Trần Nhân Tông không có cái đảng Cộng sản làm tay sai cho ngoại bang, tàn ác, bất lương, đã gây ra không biết bao nhiêu là những tang thương, máu lửa kể từ khi chúng có mặt trên đất nước Việt Nam.

 

Lê Mạnh Thát cần phải nhớ rằng, người Việt Nam có thể “hòa giải” giữa những người có những “bất hòa” với nhau, chứ người Việt Nam không bao giờ chấp nhận “hòa giải” với những kẻ đã giết chết Cha, Ông và người thân cũng như đồng bào của mình; và người Việt Quốc Gia yêu nước chân chính không chấp nhận Cộng sản, thì không bao giờ chấp nhận “hòa giải” với đảng Cộng sản, là một đảng đã chối bỏ những lời “Di chúc của Vua Trần Nhân Tông”, vì đã từng đem giang sơn của nước Việt, mà trong đó, có những dòng máu của vua Trần Nhân Tông đã hòa quyện cùng Hồn Thiêng Sông Núi Việt, để dâng bán cho lũ giặc Tầu, kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc.

 

Xin tất cả mọi con dân nước Việt, hãy cùng đọc, cùng nghe lại những lệnh truyền của vị Minh Quân Trần Nhân Tông; để rồi cùng nhau, tìm phương, định hướng để giành lại đất nước, và cứu lấy đồng bào đang phải chịu những cực hình đau đớn dưới sự thống trị của lũ giặc Tầu cộng và Việt cộng, và để thực hiện theo Di Chúc của Người:

 

Lời Di Chúc Của Vua Trần Nhân Tông

 

“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.

Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”


 

Cao Lân

___________________________________________________________

 

Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải (nguồn BBC Việt ngữ).

Cập nhật: 13:30 GMT - thứ hai, 8 tháng 10, 2012

 

Bức Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ được cho là vẽ Vua Trần Nhân Tông

Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự.

 

Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:

TS. Lê Mạnh Thát: Tại Mỹ, thì sau chiến tranh Việt Nam, ông Bộ trưởng Quốc phòng McNamara có viết hồi ký. Ông nói một trong các nguyên nhân mà Mỹ thất bại ở Việt Nam là vì không hiểu Việt Nam. Tôi nghĩ có lẽ sau này những người trí thức Mỹ, đặc biệt các trường Đại học Mỹ họ quan tâm vấn đề đó, vì vấn đề đó là vấn đề lớn. Và khi họ nghiên cứu Việt Nam, thì có lẽ nhân vật tiêu biểu nhất cho Việt Nam là Trần Nhân Tông.

 

BBC: Nhưng trong lịch sử Việt Nam thường nói đến những vị như Lý Thường Kiệt, rồi Ngô Quyền lập quốc, hay xa nữa là Hùng Vương...sau này là Quang Trung, Nguyễn Huệ, còn Vua Trần Nhân Tông có vẻ không được nói đến nhiều. Gần đây nhờ đến chuyện bức tranh liên quan đến ông nên chuyện nó trở nên mang tính thời sự hơn. Vậy theo Tiến sỹ, vấn đề ở chỗ nào?

 

Tôi nhớ là tôi viết quyển sách về Trần Nhân Tông năm 2001. Hình như báo Thanh Niên nói đó là một trong 10 quyển bán chạy nhất Việt Nam. Tức là người ta đọc nhiều, có công chúng, họ rất quan tâm đến vấn đề này. Cho nên sự thực là không phải mới đây đâu, còn trong lịch sử dân tộc ta, trong sách của tôi, tôi cũng nói chuyện đó. Đối với Trần Nhân Tông thì đánh giá lịch sử chưa đúng. Ví dụ đặt tên đường chẳng hạn.

 

BBC: Tại sao đánh giá theo ông là chưa đúng?

Ví dụ đặt tên đường thì đường Trần Hưng Đạo rất lớn, nhưng đường Trần Nhân Tông quá bé, đặc biệt là ở vùng như vùng Huế chúng tôi chẳng hạn, đường Trần Hưng Đạo (tướng) rất lớn nhưng đường Trần Nhân Tông (Vua) rất bé. Cái này là nhận thức sai.

 

Thiền sư Lê Mạnh Thát từng bị tù sau 1975 khi nêu ra vấn đề hòa giải

 

Sau trong sách của tôi có đặt vấn đề đó, và có nhiều bài báo những người khác cũng đề cập vấn đề đó.

 

Sau này, ví dụ ở Hà Nội hay Nam Định chẳng hạn, đường Trần Nhân Tông rất lớn. Năm 1980 tôi ra Hà Nội, đường Trần Nhân Tông khúc ở phố Huế chỉ dài một đoạn, khoảng mấy chục mét. Rồi đến năm 1999 tôi ra thăm lại Hà Nội, đường này dài hơn cả cây số, rất đẹp.

 

Hòa giải giữa người Việt

 

“Không nói đến chuyện lý lịch nữa. Vấn đề là chúng ta đánh thắng giặc rồi, thì bây giờ chúng ta xây dựng. Xây dựng thì chúng ta đoàn kết với nhau. “

TS Lê Mạnh Thát

 

BBC: Ông có nói tới hòa giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau thời chiến tranh và vị Vua Trần Nhân Tông có thể được nhắc lại để cổ vũ đóng một vai trò. Thế nhưng vấn đề hòa giải giữa người Việt thì Trần Nhân Tông đóng vai trò gì?

 

Giữa người Việt với nhau, thì (vai trò của) Vua Trần Nhân Tông rất lớn, sự thực là ngay năm 1975, một số vị lãnh đạo miền Bắc vào miền Nam, chúng tôi cũng đã đề cập điều đó. Chúng tôi nói là chúng ta không bàn chuyện đúng sai của cuộc chiến tranh. Bây giờ đất nước hòa bình, thống nhất, thì mình có sách lược rõ ràng. Dân tộc mình có một bộ phận đối lập hẳn với những người chiến thắng, cho nên mình phải có một sách lược rõ ràng.

 

Tôi có nhắc tới chuyện Vua Trần Nhân Tông, sau khi đánh bại quân Nguyên, thì những tài liệu liên quan tới người Việt Nam của phía Trần Nhân Tông trước đây từng đầu đơn xin theo quân Nguyên, mà những người làm công tác tình báo, an ninh lúc bấy giờ trình lên Vua, đòi phải điều tra những việc này, để xử lý, thì Vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh là đốt hết tất cả.

 

Tức là không nói đến chuyện lý lịch nữa. Vấn đề là chúng ta đánh thắng giặc rồi, thì bây giờ chúng ta xây dựng. Xây dựng thì chúng ta đoàn kết với nhau. Vấn đề này, ngay từ đầu, ngay sau năm 1975, chúng tôi đã đề cập với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

 

Nhà Trần nêu cao lá cờ đoàn kết toàn dân để chống Nguyên

 

Và quan niệm của chúng tôi bây giờ vẫn như thế. Còn hôm nay, ở đây người ta nói về hòa giải quốc tế, thì có lẽ là nói đến giữa Mỹ với Việt Nam là chính. Vì chủ đề chiến tranh Việt Nam ở Mỹ vẫn còn là chủ đề hết sức nóng và chua chát.

 

Đây có lẽ là một cách thể hiện hai bên vẫn quan tâm đến nhau. Tôi nghĩ cái này cũng tốt. Về phía Việt Nam, tôi nghĩ những nhà lãnh đạo Việt Nam đã xóa được cấm vận, đi đến những bước đặt quan hệ bình thường. Thực sự bây giờ đối tác về kinh tế của Việt Nam là Mỹ, trong số 100 tỷ đô-la đó, riêng Mỹ chiếm một phần tư. Chứng tỏ là Mỹ rất quan tâm tới Việt Nam.

 

Cuộc hội thảo và giải thưởng Trần Nhân Tông này cũng rất hay để thể hiện rằng trong quá khứ, dân tộc mình cũng có những dân tộc như thế, đã cố gắng làm để xóa những hận thù, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ. Bởi vì anh đánh thắng xong thì phải làm được hòa giải.

 

Bài phỏng vấn với Thiền sư Lê Mạnh Thát được thực hiện khi ông đến dự hội thảo về Hòa giải tại Viện Trần Nhân Tông ngày 21/9/2012 tổ chức tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông cũng nói về ý nghĩa học thuật của việc phát hiện ra tranh [Trúc Lâm Đại Sỹ Xuất Chi Đồ] về Vua Trần Nhân Tông sách của Trung Quốc thời Càn Long đã nhắc nhưng chỉ đến bây giờ người Việt Nam mới thấy bản chụp.

Cao Lân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét