Làn sóng điện thay thế thanh gươm, cây bút là phương tiện đi vào trái tim và khối óc mọi người. Mỗi chúng ta hãy là một chiến sĩ thông tin…Lời ngỏ cùng bạn đọc: Đại họa mất nước do Tập đoàn Việt gian Cộng sản (VGCS) bán nước đang đến rất gần! Đây là cuộc chiến khó khăn hơn bất kỳ cuộc chiến dành độc lập nào trong lịch sử vì VGCS là một thế lực cực kỳ hiểm độc, chúng núp dưới danh nghĩa đồng bào, thậm chí là người thân của chúng ta nên đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước cạm bẫy do chúng giăng ra. Trong nước, để làm sập bẫy người yêu nước, chúng nhào nặn ra bọn dân chủ "cuội", những tên đấu tranh cò mồi như: Cù huy Hà Vũ, Thích Quảng Độ, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Tô Hải, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Minh Chính ... Tiếp tay cho chúng ở Hải ngoại là bọn chó đẻ Việt Tân và đám tay sai nằm vùng như: Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương thu Hương, Dân làm báo, báo Đàn Chim Việt, báo Người Việt, đài BBC, đài VOA... Nên nhớ, chính lũ nằm vùng này còn nguy hiểm hơn cơ quan chuyên chính của VGCS rất nhiều vì chúng giả bộ đi với ta nhưng lại đưa ta vào mê lộ do VGCS giăng ra.  
Chúng ta, những người con dân Việt yêu nước, còn có ý thức trách nhiệm với quốc gia - dân tộc, còn vì tương lai bản thân và con cháu mình hãy thức tỉnh lương tri khi thời cơ tới cùng đứng lên đập tan ngụy quyền VGCS, xây dựng lại một VN thật sự độc lập-tự do-hạnh phúc.
Qua trang web này, những bài viết rất có giá trị đã được chọn lọc nhằm giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hiện tình đất nước, những tội ác ghê tởm của việt gian HCM và Ngụy quyền VGCS đối với dân tộc VN để mà qua đó chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm đấu tranh hiệu quả nhất trước khi dấn thân vì đại nghĩa. Cùng chung tay góp sức, mong hãy phổ biến trang web này đến với tất cả mọi người (Download Blog tại đây...) 

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia

1930-1998
SQ 50/600.198
SN 11-12-1930 Huế


1951: Tốt Nghiệp Tú Tài Tòan Phần.
- Sinh Viên Dự Bị Y Khoa Sài Gòn
- Theo Học Khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
1952: Ra trường cấp bậc Thiếu Úy Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đòan 62 Việt Nam.
- Theo học lớp Huấn luyện Biệt Kích
- Mãn khóa tùng sự tại Lực Lượng Xung Kích
- Cuối năm 1952 trúng tuyễn vào Quân Chủng Không Quân
1953: Du học khóa Huấn Luyện Hoa Tiêu Khu Trục tại trường Võ Bị Không Quân Pháp Salon De Provence.
1955: Tốt nghiệp Hoa Tiêu tại Necknes
1956: Hoa Tiêu Phi Đoàn 1 Khu Trục Biên Hòa
1957: Vinh thăng Đại Úy
1958: Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát Nha Trang
1959: Thiếu Tá Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân
1960: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến
1963: Trung Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân
- Tư Lệnh Phó Không Quân.
1965: Chỉ Huy 2 Phi Đội A-1E Skyraider oanh tạc căn doanh trại Bắc Việt tại Chánh Hòa và Chấp Lễ.
- Ngày 2 tháng 3 Oanh tạc Căn cứ Hải Quân Bắc Việt tại Quảng Khê, Quảng Bình.
- 20-6 Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội kiêm Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương.
- 1-11 Thăng Đại Tá Nhiệm Chức
1966: 29-4 Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
- Thành Lập 8 Biệt Đoàn Cảnh Sát Quốc Gia
- 1-11 vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1967: Trưởng phái đoàn Công Du Nam Hàn
1968: Ngày 2-2 ( mồng 5 Tết Mậu Thân ) Hạ sát Thượng Úy Nguyễn Văn Lốp tự Bảy Lốp Đặc Công Việt Cộng tại ngả ba Vườn Lài góc Sư Vạn Hạnh và Minh Mạng, Chợ Lớn Quận 6 Sài Gòn.
- Trưa ngày 5-5 bị thương tại Phường Tự Đức Phan Thanh Giản ĐaKao Quận 1 Sài Gòn Điều trị tại Bệnh Viện Đồn Đất ( Grall) Sài Gòn, sau nhiều năm điều trị không lành phải đưa sang Hoa Kỳ giải phẩu nhiều lần không thành công và cuối cùng phải cưa chân
- Ngày 3-6 vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức.
1975: Định cư tại Burke, Virginia Hoa Kỳ
1988: Từ Trần ngày 14-7 Hưỡng Thọ 68 tuổi.


Trả lại Sự thật cho Lịch sử: Ai bắn què chân con hùm xám Nguyễn Ngọc Loan?

VTT-ZZJUNE-2-NNLOANCho đến nay các sử gia đều tin rằng tấm hình nổi tiếng một thời của Eddie Adams đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Loan.Không sai, nhưng chỉ đúng một nửa. Chính nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer của AP này đã viết trong tuần báo TIME (1): “Ông tướng giết thằng Việt Cộng; tôi giết ông tướng bằng máy chụp hình của tôi”. Đó là tấm hình chụp tướng Loan thản nhiên hành quyết một tù binh cộng sản bị còng tay sau lưng, mặt mếu máo. Một hành vi sát nhân ghê tởm gây chấn động toàn thế giới. Mặc dù sau đó Adams đã thú nhận: “Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng nói dối, cho dù không có sửa đổi gì.  Chúng chỉ là những nửa sự thật”. Dẫu vậy nhưng nó cũng đã đánh dấu khúc ngoặt quan trọng của cuộc chiến: Dư luận phản chiến nở rộ tại Hoa kỳ đã khiến Tổng thống Johnson mất niềm tin vào một chiến thắng quân sự tại miền Nam Việt Nam. Và cuộc thương thảo với Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam (MTGPMN) đã diễn ra sau đó dưới triều đại Nixon như giải pháp duy nhất đem lại hòa bình.
Đằng sau tất cả những sự kiện lịch sử ấy là chuyển động âm thầm nhưng có ảnh hưởng quyết định của tình báo chiến lược. Cơ quan CIA (Tình Báo Trung Ương) Hoa kỳ và đối tác VNCH ở cấp cao đã phải đối mặt với những tình huống gây ra mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là MACV (Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ), CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và bên kia là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia khi ấy do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan nắm giữ. Bối cảnh chung là cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng – khi ấy vẫn được báo chí Mỹ coi là MTGPMN, tách biệt với Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), một huyền tích chỉ được giải ảo sau 1975 – trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân (tháng 1, 1968).
Nguyễn Ngọc Loan: Ông là Ai?
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68) (2). Ông học trường Trung học Albert Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ quan Không quân Pháp Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của Không lực VNCH. Về nước, ông được bổ nhiệm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 2 Quan sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan Cố vấn Hoa kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc của họ.
Năm 1964, ông Loan thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm “Tư lệnh Phó Không Quân VNCH” dưới quyền Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1965, vinh thăng Chuẩn tướng, ông tham dự chiến dịch không kích Bắc Việt trong khu vực Đồng hới – Vĩ tuyến 17 (Bến Hải).
Những năm kế tiếp, tướng Loan được đề cử đảm nhiệm 3 chức vụ an ninh, tình báo quan yếu của VNCH:
- Đặc ủy trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
- Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và
- Cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội.
Lòng tận tụy với trách nhiệm nặng nề và tính “bất cần đời” của tướng Loan, coi cái chết “như pha” tạo cho ông một cá tính gồ ghề, bề ngoài tưởng như ngổ ngáo, hãnh tiến, nhưng thật ra ông là con người đầy cảm tính và “cận nhân tình”, được cấp dưới nể trọng và bạn hữu chí tình thương mến. Thỉnh thoảng gặp ông tại Phủ Thủ Tướng (Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương – UBHPTƯ), ông cười nói xuề xòa, moa moa, toa toa, miệng không ngớt chửi thề: đ.. cụ, đ.. cụ.
Tuy nhiên, Định Mệnh dường như đã an bài cho ông một số phận khắc nghiệt. Chỉ nội trong ngày 31 tháng 1 năm 1968, sự nghiệp của ông được kể như chấm dứt vì một quyết định làm cho người Mỹ coi ông là kẻ phản bội. Mặt khác, có thật là bức hình của Eddie Adams chụp cảnh ông xử bắn tên đặc công Lém ở đường Ấn Quang ngày 4 tháng 2, 1968 mới là nguyên nhân chính? Sự thực không phải như vậy.
Hoa kỳ đi đêm với MTGPMN
Kề từ tháng 2 năm 1967, Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Sài Gòn đã có những tiếp xúc sơ bộ với một số cán bộ cấp thấp thuộc MTGPMN. Sau đó,với sự trợ giúp của Tình báo Hải ngoại Pháp (SDECE, Service de Documentation et de Contre-Espionage), cộng đồng tình báo Mỹ ở Việt Nam đã bắt tay được với những nhân vật trọng yếu của Cục R (Trung Ương Cục miền Nam) và MTGPMN như: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Dương Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống, Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng, Cục trưởng Cục R (3).
Sau việc hộ tống êm thắm vợ con Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng ra vùng “giải phóng” an toàn, Sứ quán Hoa kỳ móc nối với Nguyễn Thị Bình (qua trung gian LS Đinh Trịnh Chính, Bộ trưởng Chiêu Hồi, Dân Vận VNCH) toan tính thành lập chính phủ “liên hiệp hòa giải dân tộc” với 2 thành phần: MTGPMN và chính quyền VNCH.
Tất cả những tiếp xúc “đi đêm” nói trên đều không lọt qua con mắt của tướng Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tướng Loan ra lệnh cho S-6 (Cảnh Sát Đặc Biệt) tống giam một số nhân vật MTGPMN khi ấy đang được Sứ quán Hoa kỳ bảo vệ tại các “nhà an toàn” (safe house) ở ven đô Sài Gòn và Tây Ninh. Sứ quán Hoa kỳ gây áp lực với tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch UBHPTƯ, phải thả lập tức các sứ giả MTGPMN và yêu cầu các cơ quan an ninh VNCH không được phép xâm nhập các nhà an toàn  và những khu vực dành riêng cho nhân viên ngoại giao Hoa kỳ trên khắp lãnh thổ VNCH.
Mặt khác, Tổng thống Lyndon B. Johnson được Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker bảo đảm rằng Sài Gòn là thủ đô an toàn và Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Saigon là khu vực an ninh 100% không bao giờ bị tấn công vì đây sẽ là địa điểm mật đàm đã được thỏa thuận giữa Hoa kỳ và MTGPMN.
Tòa Đại sứ Hoa kỳ rơi vào tay Đặc Công CSVN
Trong trận mở màn Chiến dịch Tổng Tấn Công – Tổng Khởi Nghĩa của CSVN, một biến cố ít ai biết đến, kể cả báo chí Mỹ, là Tòa ĐS Hoa kỳ đường Thống Nhất đã rơi vào tay Đặc công CS ngay những phút đầu. Đó là hậu quả của việc tướng Loan đã cho rút 2 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến bảo vệ bên ngoài TĐS Mỹ về tăng cường cho Dinh Độc Lập.
Diễn tiến:  Tổ C-10 gồm 18 tên đặc công CS thuộc Tiểu đoàn Đặc công 276 của Đặc Khu Ủy Sài gòn – Chợ Lớn đã xuất phát lúc 1 giờ đêm 31 tháng 1, 1968 từ tiệm Phở Bình đường Yên Đổ, góc Hai Bà Trưng, trên 1 xe van mầu trắng. Hai giờ sáng, xe dừng trước cửa sau Tòa ĐS đường Mạc Đĩnh Chi lúc đó chỉ có một tiểu đội Quân Cảnh Mỹ giữ an ninh phía trong. Bọn đặc công CS chia làm 6 mũi khai hỏa tấn công. Chúng dùng bộc pha, B-40 và AK-47 báng xếp triệt hạ vọng gác của Cảnh sát QG đặt giữa Lãnh sự và tòa nhà chính. Nhưng vọng gác này đã bỏ trống từ chiều hôm trước cùng lúc với hai trung đội Cảnh Sát Dã Chiến, theo lệnh của tướng Loan.
Hai tên đặc công tấn công vào cửa chính Tòa ĐS, tức thì bị QC Mỹ hạ sát. Sau đó QC Mỹ rút vào trong và dùng radio cầu cứu. Hai tên đặc công khác dùng bộc pha phá thủng một lỗ lớn tường rào góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi, giúp cho toàn bọn C-10 tràn vào vườn hoa rồi tiến chiếm Lầu 1 và Lầu 2 trong khi QC Mỹ rút lên Lầu 3 cố thủ. Lầu 2 Đại Sứ quán Mỹ là Tổng Hành Dinh Tình Báo Chiến Lược của Hoa kỳ ở Đông Nam Á. Toàn bộ tài liệu mật mã “Tuyệt Mật” của CS Bắc Việt mà Mỹ thủ đắc được từ 1961, gồm hồ sơ chính sách, cương lĩnh, nghị quyết tấn công quân sự miền Nam, cùng các tài liệu khác liên quan đến cuộc chiến, đều được lưu trữ trong các tủ và két sắt Diebolt nặng trên 1 tấn (4). Bốn tên đặc công CS cố thủ Lầu 2 ra sức cậy phá, tháo gỡ 6 ổ khóa của 12 két sắt nhưng vô hiệu.
Mười hai giờ khuya (12 giờ trưa Washington, D.C.), tại trụ sở CIA, Giám Đốc Richard Helms đang khoản đãi ông William Colby, tân Giám đốc CORDS (5) Việt Nam. Giữa tiệc, một thiếu tá tùy viên hối hả xin gặp để trình một công điện Hỏa Tốc từ MACV: “Trụ sở CIA và Sứ quán Hoa kỳ Saigon đã lọt vào tay đặc công MTGPMN từ 1 giờ sáng 31 tháng 1, 1968”. Cùng lúc, Tòa Bạch Ốc cũng nhận được công điện hỏa tốc: “Saigon đang bị 5 tiểu đoàn địa phương MTGPMN tấn công ồ ạt. Tòa ĐS ở trung tâm thủ đô thất thủ. Bộ Tư Lệnh MACV và Bộ TTM/QLVNCH tràn ngập khói súng, chống trả yếu ớt vì bị bất ngờ”.
Giám đốc CIA Richard Helms đọc công điện 3 lần vẫn cả quyết với quan khách: “Đây là những ‘điều giả tưởng’ không thể nào có thể xẩy ra được với Hoa kỳ”.
Sáu giờ sáng, một đại đội xung kích thuộc Sư đoàn Không kỵ 101 được trực thăng vận đổ xuống từ nóc Tòa ĐS, đột nhập Lầu 3 rồi Lầu 2, cận chiến với 12 đặc công CS, tiêu diệt toàn bọn và giải tỏa Tòa ĐS — biểu tượng của sức mạnh Hoa kỳ tại Đông Nam Á.
Lãnh đạo VNCH, đệ I và II Cộng Hòa, biết gì?
Đầu tháng 2, 1975, tôi đến Washington D.C. nhận nhiệm vụ Tùy Viên Lục Quân tại Tòa Đại sứ VNCH, ưu tiên tìm hiểu và báo cáo về quân viện Mỹ cho VNCH lúc đó đang lửng lơ. Một chị bạn nhà tôi, tên Dung, Đệ Nhị Tham Vụ, mời tôi đi ăn lunch. Tò mò, tôi hỏi chị: “Tòa Đại Sứ mình vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ra sao?” Chị đáp: “Tôi vẫn bỏ tiền túi mời mấy ông dân biểu đi ăn lunch”. Vậy thôi?
Tôi nghĩ, từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, các nhà lãnh đạo VNCH có thể ví như những người đi buôn không vốn, không hiểu rành rọt về tổ chức và vận hành của chính quyền Hoa Kỳ, cho nên không biết đến hiệu quả của “lobby” và không giám hay không biết “chi” cho nỗ lực này vì không vốn (?). Khoảng cuối thập niên 70 bỗng sì căng đan “Koreagate”, bùng nổ. Điệp viên KCIA (Tình Báo Trung Ương Đại Hàn) Tongsun Park đã tung hàng trăm ngàn đô mua chuộc ảnh hưởng của một số nhà lập pháp Hoa kỳ để chống lại nguy cơ Nixon đòi rút quân khỏi Nam Hàn như đã làm ở Nam Việt Nam khiến VNCH rơi vào tay CSBV. Ở đời ai dại, ai khôn? Thành thử, chúng ta luôn luôn cầm dao đằng lưỡi để cho đối phương tuốt dao máu chẩy thành vòi! Lý do: không nắm được những nguyên lý căn bản về Tình Báo Chiến Lược để sử dụng nó hữu hiệu trong chiến tranh.
Có ai ý thức được rằng Hoa kỳ ào ạt đổ quân vào Việt Nam, thật ra, không phải là để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của VNCH?
Có ai ý thức được rằng, với Hoa kỳ, không có quốc gia nào là bạn lâu dài và cũng chẳng có nước nào là kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có quyền lợi của Hoa kỳ là vĩnh cửu?
Có ai biết rằng: Trong thời gian CSVN làm xiếc đi giây giữa Liên Xô và Trung Cộng, Trung Cộng coi VNCH là bạn và là đối trọng răn đe CS Bắc Việt? Với Trung Cộng, Liên Xô và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) là hai kẻ thù không đội trời chung? Mặc dầu Mao vẫn chi viện cho Hồ để đoạt hai chiến thắng vang dội: Chiến dịch Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ, 1954. Nhưng cũng vì vậy mà Trung Cộng phải dè chừng. Cuộc chiến biên giới 1979 đã chứng minh cho điều này khi Đặng Tiểu Bình muốn “dậy” cho Việt Nam một bài học.
alt
Tướng Nguyễn Ngọc Loan
CIA ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Ngọc Loan
Tháng 4 , 1968, Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia VNCH, J. Accompura (nguyên đại tá Lục quân Hoa kỳ) được mời đến gặp vị tân Trưởng Trạm CIA (Station Chief) tại VNCH, ông George Weisz đến thay thế ông Jorgensen. Không úp mở, ông Weisz cho Accompura hay: “Chính phủ Hoa kỳ quyết định thủ tiêu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”.
Mặc dầu làm cố vấn cho tướng Loan chưa được 2 năm, Accompura lại rất thân tình và cảm mến ông. Accompura dấu kín chuyện CIA sẽ thủ tiêu ông, nhưng yêu cầu tướng Loan không được rời khỏi Dinh Độc Lập và không được tham gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiễu trừ các lực lượng MTGPMN tại trung tâm và ven đô Sài Gòn. Tướng Loan hứa xuông với Accompura cho qua chuyện, nhưng ông không ngồi yên.
Ở đâu có tiếng súng AK-47 là ông nhào tới. Chỉ cần một tấm áo giáp, một khẩu M-16, với 12 băng đạn 5.56 ly vòng quanh bụng, đầu không nón sắt, chân dép cao su, không lon không lá, tướng Sáu Lèo lâm trận… không coi mũi tên hòn đạn của kẻ thù có kí lô nào. Một Don Quixote hay Triệu Tử Long? Có lẽ cả hai gom một. Nhiều người coi ông như “người hùng đơn độc”, một phán xét có phần cảm tính. Tôi quan niệm đơn giản: Ông là người chỉ huy biết lãnh đạo. Lãnh đạo bằng cách làm gương, nghĩa là sát cánh cùng quân sĩ, đồng lao cộng khổ, ngay nơi trận tiền.A true leader. Phải nói như thế. Như người Mỹ thường nói.
Đầu tháng 5, 1968, hay tin VC tràn về khu Tân Cảng, tướng Loan điều động 2 đại đội CS Dã Chiến truy kích Tiểu đoàn Thủ-Biên (6) MTGPMN đang đốt nhà dân để “chém vè” vì bị trực thăng võ trang UH-1B của Sư đoàn 25 BB Mỹ tấn kích từ phía bắc cầu Sài Gòn. Hay tin tướng Loan dẫn CSDC ra Tân Cảng, Accompura vội nhẩy xe Jeep Cảnh sát chặn đoàn xe của ông Sáu Lèo ở ngã tư Dakao – Phan Thanh Giản và yêu cầu ông cùng về Tổng Nha tham dự buổi họp Chương Trình Phượng Hoàng do W. Colby chủ tọa. Tướng Sáu Lèo từ chối.
Ai bắn nát chân tướng Loan?
Tin tức loan tải: 11 giờ 45 ngày 7 tháng 5, 1968, một tên VC núp dưới chân cầu Sài Gòn bắn sẻ viên đạn “dum dum” (7) phá vỡ nát bắp chân trái tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Các bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, sau khi khám vết thương, nêu thắc mắc và khẳng định:
- Đầu đạn phá nát bắp chân trái tướng Loan không phải là “dum dum”. Nếu phải thì nó phải để lại những mảnh li ti và dấu vết thuốc nổ khi đầu đạn nổ lần thứ 2.
- Súng xung kích AK-47 của CS Bắc Việt sử dụng ở miển Nam không trang bị loại đạn “dum dum”.
- Súng bắn sẻ CKC của Tiệp Khắc cũng không trang bị đầu đạn “dum dum”.
- Đầu đạn AK-47 và CKC không phải là đạn xuyên phá. Loại đạn này chỉ tạo 1 lỗ nhỏ đường kính không quá 1 cm ở mặt trước vết thương, và mặt sau ít khi có lỗ rộng quá 5 cm.
Có lẽ chỉ có cố vấn Accompura biết rõ viên đạn làm tan nát cuộc đời binh nghiệp của tướng Loan là loại đạn gì. Và sát thủ là ai?
2005: Sau rốt, màn bí mật cũng được vén lên, bởi không ai khác là chính Accompura. Sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan TQLC Hoa kỳ có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn. Khẩu súng bắn lén tướng Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette (8). Chi tiết được biết thêm:
Sát thủ đứng trên sàn trực thăng võ trang UH-1B, qua viễn vọng kính đã lẩy cò khi chiếu môn thập tự [+] nhắm trúng đầu tướng Loan. May thay,“Thiên bất dung gian”, người không thể giết người, chỉ có Trời mới giết được người. Lúc sát thủ lẩy cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp “air turbulence” hụt hẫng đưa viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu ông. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái tướng Loan, cắt đứt gân lòng thòng và động mạch tiếp tế máu cho bàn chân.
Bác sĩ Trưởng Khoa Giải Phẫu Tổng Y Viện Cộng Hòa đề nghị cắt bàn chân bởi vì động mạch đã bị phá nát, nếu không, một thời gian ngắn bàn chân sẽ bị hư thối.
Tướng Loan yêu cầu, bằng mọi cách, giữ lại bàn chân trái cho ông.
Ảnh hưởng tiêu cực của tấm hình hay do lệnh CIA?
Bác sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa tướng Loan đến điều trị tại Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không có khả năng nối động mạch vi ti ở bắp chân.
Tướng Kỳ yêu cầu MACV can thiệp với Hạm Đội 7 có tầu bệnh viện đón nhận tướng Loan để chữa trị. Tầu Bệnh Viện Đệ Thất Hạm Đội từ chối.
Chính phủ VNCH yêu cầu Tòa Đại sứ Hoa kỳ giúp đỡ đưa tướng Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tòa Đai sứ Hoa kỳ khước từ.
Không thể trông cậy vào Đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ, tướng Kỳ cuối cùng nhờ đến Tòa Đại sứ Úc chấp thuận cho tướng Loan được điều trị tại Canberra. Chính quyền Canberra khước từ lời yêu cầu của VNCH, viện cớ dư luận dân chúng Úc không đồng tình chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không vũ khí trong tay (9).
Tướng Loan giải ngũ, trở lại đời sống dân sự.  Tướng Kỳ mất một người vừa là bạn thân, vừa là quân sư lỗi lạc trong cuộc đời tham chính của mình.
Hoa kỳ không giết chết được Loan nhưng vẫn căm tức “Sáu Lèo” một lúc phá hỏng hai giải pháp chính trị và quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Họ quả quyết: “Nếu Loan không rút 2 trung đội Cảnh sát Dã chiến bảo vệ Sứ quán ở đường Thống Nhất thì không tài nào tổ đặc công C-10 của MTGPMN có thể xâm nhập thành lũy tối cao và kiên cố nhất của Mỹ, làm ô danh siêu cường số 1 thế giới”.
Rất có lý, nhưng Hoa kỳ vẫn khờ khạo khi tin rằng “nắm được Nguyễn Thị Bình, Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà là chế ngự được thế thượng phong quân sự của đối phương”. Sự thực phũ phàng là [như ngày nay ai cũng biết] Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968  của CSVN là thuộc quyền quyết định và được điều khiển bởi Lê Đức Thọ, Bí Thư Trung Ương Cục miền Nam và Võ Văn Kiệt, Bí thư Đặc ủy Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.
Lý do tướng Loan rút 2 trung đội CSDC bảo vệ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất rất đơn giản và ngay thẳng. Đã là nơi sẽ diễn ra thương thảo giữa MTGPMN và Hoa Kỳ, thì VNCH cần gì phải canh gác? Đó là trách nhiệm của Mỹ.
Dự tính bắt cóc 6,000 người Mỹ làm con tin
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, TS Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến một tình huống mà ông gọi là “cực kỳ ê chề” (10) khi Tòa Đại sứ Mỹ phải đối diện, nếu và khi QLVNCH hay Cảnh sát “nổi khùng” mà cưỡng chế cuộc di tản 6 ngàn người Mỹ và một số người Việt thân quen hay làm việc cho Mỹ khi thấy những người này cứ kìn kìn ra đi, bỏ mặc họ cho số phận. Nên nhớ là khi ấy, trong nội vi Sài Gòn, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến hầu như nguyên vẹn cũng như một số đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Nếu có ai xúi dục và thuyết phục được họ đó là biện pháp duy nhất có thể làm để Mỹ phải đem quân tham chiến trở lại thì họ có khả năng quay súng bắn lại người Mỹ. Do đó, Hoa kỳ cũng có kế hoạch phòng hờ (11) đối phó với tình huống này, và Đại sứ Graham Martin cứ phải hành xử “bình chân như vại” cho tới phút chót mới chịu ra đi sáng ngày 30 tháng 4.
Điều này lý giải tại sao Mỹ phải cho ưu tiên di tản những phi công khu trục sang Utapao, Thái Lan, bởi vì QLVNCH chỉ cần vài chiếc F-5 là có thể bắn hạ những trực thăng di tản rơi rụng như sung. Trong tình huống này, TS Hưng lập luận, VNCH sẽ tức khắc trở thành thù địch, và sẽ không thể có Eden Center, Little Saigon hay Cabramatta vì không có người Việt nào được di tản thì làm gì có cộng đồng Người Việt Hải Ngoại như ngày nay?
Ý tưởng “bắt con tin” này có thể đã nhen nhúm trong đầu óc tướng Loan và có thể ông đã bàn bạc với bạn bè hay người thân. Từ ý tưởng sang ý định và đem ra thực hiện thì một người có uy tín và thành tích như ông có thể dễ dàng thuyết phục bạn bè tướng lãnh và thuộc cấp trong Không Quân và Cảnh Sát Quốc Gia. Nhưng ông đã không làm mặc dù Mỹ đã thù hận ông vì làm như thế sẽ có hại cho cả hai bên Việt, Mỹ và CSVN sẽ là kẻ thủ lợi. Ý tưởng này đã được một chuẩn úy KQVN kể lại cho Tòa Đại sứ Mỹ.
Từ cuối 1972, tướng Loan đã được một người bạn chính trị gia làm việc ở Tòa Bạch Ốc gửi thư riêng thông báo đầy đủ về kế hoạch rút quân của Hoa kỳ theo đúng những điều khoản của Hiệp Định Paris ký kết giữa Lê Đức Thọ và H. Kissinger ngày 27 tháng 1, 1973. Cuối thư, người bạn khuyên ông liên lạc với TVQL Anh tại Sài Gòn để thu xếp việc di tản cho chính bản thân ông và gia đình một khi Sài Gòn lọt vào tay các toán tiền tiêu của 6 sư đoàn CSBV. Ông biết là Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ đem quân trở lại tham chiến tại miền Nam. Trừ phi…
Rốt cuộc, trưa ngày 29 tháng 4, 75, tướng Loan và gia đình đã phải chật vật lắm mới leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao lúc 16:00 giờ chiều.
Trời kia đã bắt làm người có thân – Nguyễn Du
Để kết thúc câu chuyện, tôi xin nhường lời cho Eddie Adams:
“Ông Loan chạy thoát Việt Nam trong thời gian Sài Gòn xụp đổ và đến Mỹ.  Sau cùng ông định cư ở vùng Burke, tiểu bang Virginia.  Ông gắng mở một tiệm ăn ở miền Bắc Virginia nhưng khi có người biết ông là chủ thì tiệm ăn đóng cửa.  Có những người phản đối đi vòng quanh khu đó hò hét để xả hơi nỗi bất bình của họ một cách thời thượng, an toàn.
“Ông ta rất đau yếu vì bị ung thư một thời gian. Và tôi nói chuyện với ông trên điện thoại tôi muốn làm một cái gì đó.  Tôi giải thích mọi điều và kể lại chuyện tấm hình đã hủy hoại đời ông như thế nào thì ông ta chỉ muốn quên chuyện đó.  Ông nói thôi bỏ đi.  Còn tôi thì không muốn ông bỏ đi như vậy.”
“Thiếu tướng Loan từ gĩa cõi đời cách đây một năm và một tháng (12).  Ông để lại vợ và năm đứa con.  Phần lớn những bản tóm lược tiểu sử người quá cố cũng giống như tấm ảnh đã hủy hoại đời ông, chỉ có một chiều và cố chấp”.
Adams gửi hoa phúng điếu với một tấm thiệp trên viết dòng chữ, “Cho tôi xin lỗi.  Lệ đang ứa trong mắt tôi.”
Chu Việt
Tháng 5, 2012

Nguồn: 
Tài liệu Ngành Tình Báo Điện Tử (SIGINT, Signal Intelligence) QLVNCH

Tuần báo TIME ngày 27 July, 1968
(1) Tuần báo TIME ra ngày July 27, 1968.
(2) Đại tá Của bị trọng thương do trực thăng Mỹ bắn lầm quân bạn tại đường Khổng Tử, Chợ Lớn trong cuộc Tổng Công Kích đợt II, tháng 5, 1968. Cũng bị sát hại nơi đây là Trung tá Phó Quốc Trụ, Quận trưởng 5 Cảnh sát và Thiếu tá Nguyễn Bảo Sĩ (em trai Trung tướng Nguyễn Bảo Trị) là bạn người viết bài này.
(3) Trong thời gian này, Trần Văn Trà là Tư lệnh CT-5 (CT = Công Trường hay Sư đoàn), Nguyễn Văn Sỹ, Tư lệnh CT-7, và Đồng Văn Cống, Tư lệnh CT-9. Trần Bửu Kiếm là Ủy viên Ngoại Giao của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R). Nguyễn Thị Bình là Bộ trưởng Ngoại Giao, Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y tế và Nguyễn Hưũ Thọ, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời MTGPMN.
(4) Loại két sắt này chịu được nhiệt hỏa hoạn cao hàng ngàn độ C, phía trong  được trang bị chất phóng xạ radium chống chụp hình lén.
(5) CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support) là nỗ lực bình định nông thôn miền Nam của Hoa Kỳ qua chương trình “Phượng Hoàng”.
(6) Thủ Dầu Một – Biên Hòa
(7) Đầu đạn “dum dum” có sức công phá mạnh vì dãn nở hay nổ lần thứ hai khi xuyên vào mục tiêu. Do đó, công ước The Hague đã cấm chỉ sử dụng.
(8) Đạn Flechette BF3, tốc độ cực nhanh có thể xuyên qua thiết giáp.
(9) Đại úy đặc công Nguyễn văn Lém bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt tại trại gia binh Thiết Giáp Phù Đổng Thiên Vương, Gò Vấp, sau khi hắn đã tàn sát dã man tòan thể gia đình Trung tá Tuấn, gồm cha mẹ và vợ con ông (trong đó có đứa 6 tuổi). Tuấn là bạn đồng khóa, rất thân với tướng Loan. Khi bị bắt, trong mình Lém vẫn còn dấu khẩu súng lục K-54 bị áo che khuất. Lém không được coi là tù binh chiến tranh theo Công Ước Geneva.
(10) Xem Chương 15: “Vào để giúp… Ra lại Bắn Nhau?”.
(11) Kế hoạch phòng hờ này được TS Hưng lược trình trong Chương 15, Sách đã dẫn. Đại sứ Martin gọi nó là “crazy” (điên rồ) và cực lực phản đối. Đại khái, nó bao gồm 3 phương sách thay thế nhau để di tản 6,000 người Mỹ và một số người Việt nhất định:
- Mỹ trải 2,000 TQLC dọc theo QL-15 (Sài Gòn – Vũng Tầu) giữ an ninh di tản.
- Mỹ thiết lập cầu không vận bằng C-130 và C-141 giữa Tân Sơn Nhất và Utapao.
- Mỹ thiết lập cầu không vận trực thăng giữa Sài Gòn và các quân vận hạm ngoài khơi Vũng Tầu.
(12) Ông mất ngày 14 tháng 7, 1998 ở tuổi 68.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968 - Liên Thành

 Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968.
Đã hơn bốn mươi hai năm trôi qua …..


          Có quá nhiều kỷ niệm về Huế trong tôi. Tạ từ Huế đã lâu, lâu lắm rồi, từ dạo quê hương bắt đầu đắm chìm trong thảm họa. Hơn ba mươi ba năm, chưa một lần về nhìn lại  cảnh cũ người xưa, để  tìm  dấu vết thời gian, không gian, của một Huế ngày tháng rất xa, xa lắm...
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan

      Nam Cali vùng San Bernardino, nơi xứ lạ quê người, không gian và thời gian của những ngày cuối năm, buổi sáng trời trở lạnh, sương mù mênh mông, mờ ảo, gợi nhớ Huế đến nao lòng. Cũng vào những ngày cuối năm, cũng sương mù mênh mông dày đặc như thế, và chắn cả lối đi như thế. Hình ảnh những người đàn bà Huế với chiếc áo dài, khi ẩn, khi hiện, trong sương sớm. Quẩy đôi thúng cá, nặng trĩu, kẽo kịt trên vai, họ đi từ Chợ Dinh qua cầu Gia Hội, chợ Nọ qua cầu Tràng Tiền đến chợ Đông Ba. Hay những gánh cơm hến từ vùng Cồn Hến, băng qua Đập Đá lên đường Hàng Me. Rồi thì nồi bún trâu từ lò trâu Vân Dương lên vùng An Cựu, thơm lạ lùng và rất quyến rũ trong sương sớm. Ai là dân Huế mà chưa một lần ăn bún trâu Vân Dương thì quả là một thiếu sót lớn trong đời!   

      Giờ này, thời gian cuối năm cũng đã gần kề. Từ chốn xa xôi biền biệt, chợt thấy nhớ quê hương, nhớ Huế một cách lạ lùng, nhớ da diết,..  nhớ xót xa những ngày cận Tết năm 1968. Từ ngữ Mậu Thân, từ ngữ 1968, tất cả đều làm người ta nhớ ngay đến Huế - HUẾ MẬU THÂN 68, đã vĩnh viễn đi vào lịch sử với nỗi hãi hùng, kinh sợ.

      Đã hơn bốn mươi năm trôi qua, vết thương Mậu Thân  vẫn còn rất mới, rất đau trong lòng. Cứ mỗi độ đông về, trái gió trở trời, vết thương lại  nhức nhối trở lại. Nhất là thế hệ chúng tôi, những kẻ mà nửa cuộc đời tuổi trẻ, đã sống trọn và dâng hiến cho "cầu Tràng tiền sáu vài mười hai nhịp", cho "sông An cựu nắng đục mưa trong", cho "tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương", và cho những ngày mưa bụi giăng đầy từ Văn Thánh, Thiên Mụ, xuống Kim Long về Bạch Hổ, qua Hoàng Cung của một thời... Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...

          Mưa bụi nhạt mờ trên giòng sông Hương, trôi về Đập Đá, Vỹ Dạ. Dòng sông âm thầm lặng lẽ, như đời người dân lành Huế, với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu nghịch cảnh của một thời chính chiến tao loạn, vẫn âm thầm lặng lẽ như sông...

          Và khi đang ở lính, được phép về Huế, lang thang qua trường Đồng Khánh, ngang bến đò Thừa Phủ vào buổi chiều tan học, khi mà "Áo em trắng quá nhìn không ra"... chạnh lòng nhớ về ai đó ngày xưa, lòng ngẩn ngơ man mác, mộng mơ theo vài vần thơ Quang Dũng:

                   Hồn lính vương qua vài sợi tóc

                   Tôi thương em mà em đâu có hay!

           Đó là Huế yêu dấu của tôi. Một nửa quãng đời tôi sống và lớn lên từ Huế. Bây giờ tháng năm xa cách, thật nhớ không nguôi, nhớ vô cùng, nhớ ơi là nhớ...

Huế 1968, Tội ác đảng CSVN
          Nhớ lại Mậu Thân 1968, sau 22 ngày bị VC chiếm giữ, 22 ngày chìm trong địa ngục, đến ngày thứ 26, Huế hoàn toàn được giải thoát, vạn lần tạ ơn người lính VNCH.

          Thế nhưng sau tai ương thảm khốc này, Huế còn lại gì?

          Thân thuộc, gia đình, bạn xa, bạn gần,  láng giềng xa, láng giềng gần,... bao nhiêu mất mát chia lìa, bao nhiêu tống biệt sinh ly, bao nhiêu ngậm ngùi xót xa. Huế cam chịu sau ngày đó.

          Sau Mậu Thân Huế chẳng còn gì, có chăng là những đổ vỡ điêu tàn trong lòng người và trong lòng cố đô Huế.

          Việt Cộng tràn vào Huế vào khuya ngày mồng một, rạng ngày mồng hai Tết Mậu Thân. Sau 22 ngày tàn sát dân lành, gây tang tóc, điêu linh, đổ nát,  bọn chúng bắt đầu chạy trốn khỏi Huế, vào khuya 22/2/1968. Sau khi QLVNCH đẩy được bọn chúng ra khỏi Huế, thì Huế còn lại  chỉ là những đau thương cùng cực, với 5327 nạn nhân mà chúng đã chôn sống, chôn chết, và 1200 người mất tích, không còn một chút dấu vết để tìm kiếm.

          Huế điêu tàn đổ nát, thành phố đầy rẫy xác người. Từ đường Lê Lợi, đến đường Nguyễn Huệ, trường Thiên Hựu, vùng Dòng Chúa Cứu Thế kéo về đường Duy Tân, qua đường Lý Thường Kiệt, Trần Cao Vân, khu tòa Đại Biểu, khu tòa Hành Chánh Tỉnh, bệnh viện Trung ương Huế, khu Bưu Điện, Ngân Khố, tất cả bị tàn phá nặng nề, đâu đâu cũng xác người, bên vệ đường, trong lùm cây bụi cỏ, "trên nóc nhà thành phố, trên con đường quanh co"... xác người đã sình thối và bắt đầu rữa nát.           Dòng sông An Cựu "nắng đục mưa trong" có 6 cây cầu bắc ngang. Cầu An Cựu nối liền quốc lộ I ra Tỉnh Quảng Trị đã bị phá sập hoàn toàn. Cầu Kho Rèn, cầu Phủ Cam, cầu Bến Ngự, 3 cây cầu loang lổ vết đạn pháo binh, hư hại đến hơn 70%, không thể sử dụng. Duy chỉ còn cầu Nam Giao nối liên thành phố lên vùng Từ Đàm Nam Giao, và cầu Ga, nối liên thành phố lên ga tàu lửa Huế Đà Nẵng, Huế Quảng Trị tương đối còn có thể tạm dùng được.


          Và cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp ngay giữa lòng thành phố Huế, chỉ còn lại năm vài, một đầu vài kia đã chìm xuống  dòng sông lạnh.

          Khu Quận 2, trung tâm thương mại Huế lại càng điêu tàn và tang thương hơn. Dãy phố nối dài từ bến xe Nguyễn Hoàng xuống đến đường Trần Hưng Đạo, qua đường Phan Bội Châu, đường Hàng Bè, đến khu Gia Hội đường Chi  Lăng, khu Trung Bộ, đường Bạch Đằng, đến tận trường trung học Gia Hội, qua khu Bãi Dâu, nhiều cửa tiệm đã sập, nhiều cửa hàng có đến hằng ngàn vết đạn, đầy những xác người và những mồ chôn tập thể.

          Trở vào quận I thành nội Huế, nơi đây trong 22, ngày trận chiến xảy ra nặng nề nhất. Bị Quân lực VNCH vây chặt, cộng quân không còn đường rút lui, nên cố phá vòng vây của TQLC Việt Nam Cộng Hòa, Nhảy Dù, Sư Đoàn I BB, và tất nhiên dẫn đến điêu tàn và thiệt hại nhân mạng nhiều nhất.     

          Thành nội Huế với những cửa thành: Thượng Tứ, Chánh Tây, Nhà Đồ, Đông Ba, Cửa Trài, khu Kỳ Đài tất cả đều bị tàn phá, sụp đổ nặng nề, có nơi không còn viên gạch nào chồng lên viên đá nào.

          Khu vực Tây Linh, Tây Lộc, đường Hòa Bình, Đinh Bộ Lĩnh cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba tất cả điêu tàn sụp đổ, xác người sinh thối.

          Tang thương và đau đớn nhất là khu vực Đại Nội, Tử cấm thành, một di tích lịch sử, một vết tích của triều đại nhà Nguyễn đã bị phá hủy nặng nề.

          Hơn 150 năm trước, dưới triều Vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan hoài vọng nhà Lê đã viết trong bài "Thăng Long hoài cổ":

              Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

              Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

              Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

              Nước còn cau mặt với tang thương.  

          Thì năm 1968 cố đô Huế, Đại Nội, Tử Cấm Thành  còn điêu tàn  khủng khiếp, rùng rợn hơn Thăng Long ngày xưa ngàn lần.

          Và trong những ngày kinh hoàng cơ cực của Mậu Thân 1968, dân chúng Huế đã tỵ nạn ngay trong thành phố Huế, nơi chôn nhau cắt rốn của họ.

          Tất cả các trường Quốc Học, Đồng Khánh, Kiểu Mẫu, Lê Lợi, Thiên Hựu, Thượng Tứ, Hàm Nghi, Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phủ Cam đều biến thành trại tỵ nạn, hằng ngàn người tá túc trong một chỗ.

          Đàn bà, trẻ thơ, ông già, bà lão, họ kinh hoàng, thất thần, đói khát, ôm nhau để cùng chết, cùng sống, trong những giờ phút bi thương đó. Khổ nạn đã vút tận trời xanh, cùng cực đã xuống tận đáy sâu, kể sao cho hết, viết sao cho cùng. Ôi! Huế đau thương, Huế đọa đày. Huế địa ngục trần gian có thật của năm Mậu Thân 1968.

          Và những ngày tháng kể tiếp, Huế trong cảnh điêu tàn còn phải gánh chịu thêm tang tóc chia lìa. Có thể nói hầu như không có gia đinh nào không có thân nhân bị VC sát hại hoặc bắt đi. Vợ mất chồng, con mất cha, anh em mất nhau, bạn gần, bạn xa, hàng xóm láng giềng vắng bóng.

          Những ngày kế tiếp, Huế sống trong chút hy vọng mong manh, và niềm đau đớn tuyệt vọng tận cùng. Mọi người đã sống trong khắc khoải với hy vọng  người thân trở về, và trong nghẹn ngào, đau khổ  khi tìm thấy xác của thân nhân nằm chết co quắp bên vệ đường Lê Lợi, Duy Tân, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, Nhà Bè, Đinh Bộ Lĩnh, Hòa Bình, ngã tư Anh Danh, miếu Âm Hồn, hoặc chết tức tưởi trong lùm cây, bụi cỏ, dưới hố sâu, hầm cạn, tại trường Trung học Gia Hội, Bãi Dâu, tại cửa Đông Ba, Thượng Tứ Nhà Đồ, bên bờ khe vực thẳm, dọc theo Khe Đá Mài, Khe Trái, Khe Lụ, tại vùng Lăng Xá Bàu, Lang xá Cồn v...v. . . Và như như Trần Tế  Xương đã nói:

                  “Bừng con mắt dậy, ngỡ mình chiêm bao”.

          Quả đúng, buổi sáng thức giấc, chợt thấy thành phố Huế phủ một màu tang trắng, như một giấc chiêm bao! Hằng đoàn người khăn tang áo chế, theo sau hằng trăm cỗ quan tài, nghẹn ngào, chậm bước dọc cầu Tràng Tiền, theo đường Lê Lợi, lên nghĩa trang Ba Đồn cạnh đàn Nam Giao, nơi mồ chôn tập thể của những hàng ngàn nạn nhân vô tội bị Việt cộng tàn sát.

          Còn gì đau thương hơn, hỡi trời, hỡi đất, hỡi sông Hương núi Ngự, hỡi Cung miếu triều xưa, hỡi hồn thiêng sống núi, hỡi anh linh tiền nhân, sao nỡ đọa dày dân tộc đến tận cùng khổ đau.

           Có thể là một nghiệp báo chăng? Có thể ngày xưa trên đường Nam tiến mở mang bờ cõi, các vị Tiên Đế đã làm điều gì lỗi đạo với nhân sinh, để ngày nay con cháu phải trả món nợ oan khiên này?  Và tại sao lại trả bằng chính bàn tay của người Việt theo  cộng sản. Phải chăng chủ nghĩa CS đã biến những ai theo nó không còn là người Việt, nói đúng hơn, là không còn tính người?

          Huế trong tình trạng gạo thiếu, nhu yếu phẩm thiếu, điện thiếu, nước thiếu. Dân Huế đang quằn quại, cơ cực trong các chỗ tỵ nạn, xác người sình thối trong thành phố, và hầu như các trại tỵ nạn không nơi nào có nhà vệ sinh cho đồng bào. Họ phải tùy cơ ứng biến, vì thế không một trại ty nạn nào không bốc mùi hôi thối. 

          Nguy cơ về những cơn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những ngày này thời tiết lại quá xấu, bầu trời thật thấp, phủ một màu xám. Từng cơn mưa phùn trải dài qua thành phố, ngày này sang ngày khác. Dưới cái lạnh cắt da, ông già, bà lão, trẻ thơ, run rẩy trong  chiếc áo mong manh, họ đang bị đói rét trong các trại tỵ nạn.

          Huế trong đổ nát điêu tàn, trong đau thương quằn quại, Huế nằm bất động như người bệnh bán thân bất toại, tưởng chừng như không bao giờ gượng dậy nổi.

          Một số người Huế đã nói: "Huế chỉ để mà nhớ, chứ không để mà ở", và họ đã bỏ Huế ra đi . . .

          Thế nhưng, có một người, mặc dầu thân sinh là người Bắc, nhưng ông ta lại được sinh ra tại Huế, lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương chìm đắm trong binh lửa. Nhưng mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp khổ đau, ông lại trở về Huế, với tâm chân tình và tấm lòng của người con xứ Huế, thiết tha cứu Huế và chia sẻ bất hạnh với đồng bào Huế.

          Sáng hôm nay, ngồi viết những dòng này về ông, mà lòng không nén được nỗi xúc động, tưởng nhớ đến ông: Một người anh cả trong lực lựợng CSQG.

          Không những riêng tôi, mà một số lớn anh em đồng đội trong lực lượng CSQG muôn đời thương tiếc và kính trọng ông.

          Hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Tiếng tốt và tiếng xấu. Bây giờ ông đã khuất, không còn trong cuộc đời phiền muộn này nữa, nhưng Ông đã để lại tiếng tốt muôn đời, để lại sự kính trọng, và lòng biết ơn của rất nhiều người dân Huế.

    Ông chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Lực Lượng CSQG (1966- tháng 5/1968).

Tướng Nguyễn Ngọc Loan Một Đời Tận Tụy Với Nước Non

Tướng Nguyễn Ngọc Loan Một Đời Tận Tụy Với Nước Non Tướng Nguyễn Ngọc Loan: Xử bắn tên Việt cộng Bảy Lốp (1968)  

 
Không mặc quân phuc,Không quân hàm. Nhưng vũ trang mang súng trong người,Giết hại tàn sát đàn bà phụ nữ, trẻ em. VC Lém được xem như là bọn loạn giặc.  Tướng Loan không xếp VC Lém thuộc diện quy chế Tù binh. Tướng LOAN đã dựa theo PHÁP LÝ để xử bắn tại chỗ ,đúng theo Lệnh THIẾT QUÂN LUẬT Không cần phải dùng TÌNH để xử với loài Việt cộng súc sinh dã man này. Sáng ngày mồng Hai Tết, tức ngày 31-1-1968 (DL), Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đang đích thân chỉ huy trận chiến khốc liệt tại khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự thì hai nhân viên Cảnh Sát dẫn đến trình diện Tướng Loan một đặc công Cộng Sản đã giết người rất dã man trong hai ngày qua. Đó là Đại Úy Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp.

Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường. Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
 

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan - Con sói già cô đơn

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan-Con sói già cô đơn



Cổ nhân có câu “Cái quan định luận”, có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rốt ráo về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người vừa tạ thế trung tuần tháng bảy qua ở Mỹ.
Tulius Acampora with General Nguyen Ngoc Loan,1966

Khi ông còn sinh tiền, nói về ông có vẻ như tiếng chê nhiều hơn là lời khen. Ở trong nước giữa thập niên 60, đang là Tư lệnh phó Không Quân, ông nhảy sang làm Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm Giám đốc Trung Ương Tình Báo. Ông được coi như cánh tay mặt của ông Nguyễn Cao Kỳ lúc đó làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ tướng), còn ông Loan làm “xếp chúa” của ngành an ninh trật tự. Đây là thời kỳ rất nhiều biến động. Đệ Nhất Cộng Hòa vừa được xóa đi, thể chế mới chưa hình thành, tranh chấp hiện ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là thời gian kỷ lục về đảo chánh, về xuống đường, về bất ổn.
Tướng này loại tướng kia, tôn giáo đụng chạm, sinh viên học sinh biểu tình đập phá, Phật giáo đưa bàn thờ xuống đường.v.v... Chưa có lúc nào mà miền Nam lại “loạn” như thế. Người mạnh tay dẹp những bất ổn ấy là ông Nguyễn Ngọc Loan. Sự mạnh tay của ông gồm có: “cảnh sát dã chiến dàn chào, có hơi cay, có dùi cui, có việc “nhúp” những phần tử “trâu đánh”, có đổ máu, có nhà tù”. Ông Loan được gọi là độc tài, quân phiệt, phản cách mạng, là tay sai đế quốc... Nhưng ít có ai nghĩ là ông Nguyễn Ngọc Loan đã đóng một vai trò tích cực trong việc ổn định tình thế, làm nền xây dựng cho một thể chế mới hợp hiến, hợp pháp Đệ Nhị Cộng Hòa. 
 
Thời kỳ ấy ông được thăng Chuẩn Tướng. Nhưng người ta ít khi gọi ông theo cấp bậc, mà người ta quen gọi ông là “Sáu Lèo”. “Sáu” ở đây là quan sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các võ quan, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (thiếu úy một vạch là ông một, trung úy hai vạch là ông hai...). Chỉ có năm vạch là cùng (đại tá), tướng là đeo sao rồi. Nhưng dân gọi quan sáu là gọi theo hình tượng cũng như dân ngoài Bắc ngày xưa gọi dinh quan Toàn quyền là dinh Ông Bảy (còn trên ông Sáu một bực). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan còn thêm tĩnh từ “Lèo”. Không biết từ này xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian thì nó mang một ý niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền “lèo” là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa “lèo” là hứa xuông, hứa hão, hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy “Sáu Lèo” có nghĩa là một ông quan sáu vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao?
Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững một phần là vì cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ mãng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần áo “trây di” xộc xệch, không đeo lon lá gì, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài thì ông ngồi xe Jeep bình thường, không có mang cờ quạt mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi còn đi xe “mobilet” lạch xạch đi làm. Có khi ông còn một tay cầm chai lade, một tay cầm súng M16 vừa đi vừa ực lade, vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ, là “lèo”, nhưng việc làm của ông thì lại không “lèo” một chút nào.
Một anh em kỳ cựu ở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia có kể lại rằng: “Thời ông Loan, không có câu nệ lễ nghi quân cách, không nề hà hệ thống quân giai, mà ông cũng không xía vào việc của các phòng, sở, nhưng giao việc gì là phải làm cho đúng, cho xong”. Cảnh sát thời ông Loan không đơn thuần làm công tác trị an, mà còn là một lực lượng xung kích hữu hiệu. Vấn đề nội an, phản gián cũng được nâng lên một mức vì ông nắm trong tay cùng một lúc Nha An Ninh Quân Đội và Cơ Quan Trung Ương Tình Báo, nên công tác nó quy về một mối, nhịp nhàng hiệu quả hơn. Có bữa một trực thăng đột ngột đậu xuống sân cờ Tổng Nha. Một số cán bộ phản gián đi xuống cùng một người bị bịt mắt. Nghe anh em nói lại đó là một cán bộ Việt Cộng cấp cao, bị bắt trên đường đi gặp một nhân viên “Xịa” gộc. Có lẽ ông Loan không muốn đồng minh lớn qua mặt mình trong địa hạt này, nên ông mới hốt tay trên, bắt cán bộ VC kia về Tổng Nha tra cứu. Ông “Sáu Lèo” không được các đoàn thể “Trâu Đánh”, các nhà chính khách “dấn thân” ủng hộ, mà đồng minh lớn Huê Kỳ cũng không có thiện cảm với ông.
Khi giải kết ở Việt Nam bắt đầu từ cuộc tấn công Mậu Thân, người Mỹ qua các phương tiện truyền thông của họ đưa ra những lời lẽ, những hình ảnh làm “nản lòng chiến sĩ” cũng như làm cho nhân dân Mỹ nghi ngờ, chán ghét chiến tranh Việt Nam. Một tờ báo Mỹ, tờ Newsweek gọi quân đội miền Nam là thỏ đế, quân đội Việt cộng là sư tử. Trong cuộc tấn công Mậu Thân khi phóng viên Eddie Adams chụp được tấm hình ông tướng Loan tự tay cầm súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng bị trói, thì ông tướng Loan từ đó đã trở nên một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Cuộc chiến của nhân dân miền Nam, qua hình ảnh của ông Loan cũng trở nên phi nghĩa. Truyền thông Mỹ đã tóm được một cliché đắc ý. Nhà báo ảnh Eddie Adams cũng nhờ đó kiếm được một cái giải Pulitzer. Hình ảnh ấy cũng như cuốn phim ghi lại cuộc xử bắn tại chỗ này là sự thực, nhưng tiếc thay chỉ là sự thực một nửa. Người ta không ghi lại hay là không cho biết vì sao ông tướng Loan lại làm như thế.
Là một người chịu trách nhiệm về trị an thủ đô Sàigòn, ông Loan biết rằng chiến thuật Việt Cộng là tấn công và nổi dậy. “Quân đội giải phóng” đi tới đâu là cán bộ nằm vùng nơi đó nổi lên, diệt “ác ôn” hướng dẫn quân đội chiếm đóng các vị trí hiểm yếu, tiếp tế lương thực và tiến hành tổ chức ủy ban. Đầu mối của cuộc tấn công này là cán bộ nằm vùng, vì không có lực lượng này, quân tấn công sẽ như rắn mất đầu.
Cho nên việc chính của lực lượng cảnh sát Sàigòn là diệt nằm vùng. Trong một cuộc hành quân tảo thanh, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng. Tên này vừa diệt “ác ôn”, hạ sát cả một gia đình sỹ quan cảnh sát thì bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Cảnh sát dã chiến đưa đến cho tướng Loan “hung thủ” cùng chiếc áo đẫm máu. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo “nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha”. Ông nghĩ rằng “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông và gia đình vừa bị giết thảm thương.
Chiến tranh là như vậy, máu lại gọi máu. Truyền thông Mỹ chỉ chụp lại cảnh ông tướng Loan giơ tay bắn một tù binh bị trói, mà không cho biết trước đó tù binh Việt Cộng kia đã làm gì, và sau đó quân đội gọi là “giải phóng” kia đã hành xử như thế nào? Một số quân nhân “giải phóng” đã tàn sát cả nhà trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, gồm tất cả 8 người trong đó có bà mẹ già đã 80 tuổi để hy vọng lấy được mật mã thiết giáp. Ỡ Huế, quân đội Việt Cộng không phải chỉ giết một người, một gia đình mà tàn sát hàng mấy nghìn người, lấp vội vàng trong những hố chôn tập thể, mà truyền thông Hoa Kỳ sau đó có nói gì đâu. Truyền thông báo chí Mỹ đã không trung thực trong việc tường trình cuộc chiến Việt Nam. Họ chỉ nói ra sự thực một nửa, sự thực nào có lợi cho họ. Nủa cái bánh mì thì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nủa sự thực thì không còn là sự thực, hay là sự thực đã biến dạng đi.
Ông tướng Nguyễn Ngọc Loan là “một người không giống ai”. Ông hành động theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất quy tắc (non conformist) cho nên ông được gọi là Sáu Lèo. Cho nên ông mới cho mời báo chí đến để trừng trị một tên Việt Cộng nằm vùng gây tội ác. Ông tưỏng như vậy là có lợi cho đại cuộc, nhưng không ngờ nó phản tác dụng khiến cho miền Nam bị tổn thương mà ông cũng thân bại danh liệt. Ông là tướng Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, việc của ông là ngồi mà ra lệnh, tại sao ông phải đích thân cầm quân đi dẹp loạn để đến nỗi ông bị mang tiếng xấu, bị bắn què chân phải đi nạng suốt đời.
Nghe nói sau tháng tư đen, phải vất vả lắm ông mới vào được Mỹ. Người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người “tàn bạo” như ông. Làm tướng mà không có trương mục, tiền bạc nào đáng kể. Phải mở một quán ăn kiếm sống. Như vậy mà vẫn không yên, có người còn đem chuyện cũ của ông ra bới móc. Vào khoảng đầu thập niên 80, nhà văn Huy Quang , tức Trung Tá không quân Vũ Đức Vinh cùng với Mai Thảo, Thanh Nam và một số anh em ra tờ Đất Mới ở Seatle. Sau khi tờ báo đứng vững, Đất Mới có ra thêm phụ trương bằng tiếng Anh để hy vọng thẩm thấu vào dư luận Mỹ. Nhân ngày kỷ niệm Mậu Thân, Huy Quang có phone đến tướng Nguyễn Ngọc Loan, để xem ông có cần phải điều trần điều chi với người đọc Hoa Kỳ. Tướng Loan trả lời, “Cảm ơn, tôi không có điều gì phải giải thích cả”. Ông sống trong im lặng. Ông tự tin trong niềm im lặng của ông.